CÁC NGHỀ ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP

I/ NGHỀ: CHẾ BIẾN RAU QUẢ

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp

- Kiến thức:

+ Nêu được cách chuẩn bị nhà xưởng, thiết bị, dụng cụ và nguyên liệu chính, nguyên liệu phụ trong chế biến rau quả;

+ Trình bày được các bước công việc trong qui trình công nghệ chế biến các sản phẩm như: rau quả tươi, rau quả muối chua, dầm giấm, rau quả sấy khô, mứt quả, tương ớt, quả ngâm đường bảo đảm chất lượng và an toàn thực phẩm;

+ Nêu được các yêu cầu chất lượng và kiểm tra được chất lượng sản phẩm chế biến từ rau quả;

+ Trình bày được các mối nguy gây mất an toàn thực phẩm và biện pháp hạn chế các mối nguy an toàn thực phẩm;

+ Nêu được các hoạt động tiêu thụ sản phẩm như: giới thiệu sản phẩm, tính giá thành sản phẩm và mua bán sản phẩm.

- Kỹ năng:

+ Thực hiện được các công việc chuẩn bị nhà xưởng; chuẩn bị thiết bị, dụng cụ; chuẩn bị nguyên liệu (chính, phụ) và vật tư để chế biến rau quả thành các loại sản phẩm theo đúng yêu cầu kỹ thuật;

+ Thực hiện được các công đoạn gia công, xử lý trong qui trình công nghệ chế biến rau quả thành các loại sản phẩm như rau quả muối chua, rau quả sấy khô, mứt quả, tương ớt, quả ngâm đường... bảo đảm chất lượng và an toàn thực phẩm;

+ Đánh giá được chất lượng sản phẩm;

+ Tiến hành được các phương pháp giới thiệu, mua bán và tính toán được giá thành sản phẩm.

- Thái độ:

+ Trung thực, có ý thức tuân thủ quy trình kỹ thuật trong khi thực hiện các công việc của nghề;

+ Có trách nhiệm đối với sản phẩm làm ra, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường sinh thái và bảo vệ nền nông nghiệp bền vững;

+ Có lòng yêu nghề, cầu tiến, tích cực học tập vì sự phát triển của nghề trong tương lai;

+ Có tinh thần trách nhiệm cao, không ngại khó khăn, sẵn sàng giúp đỡ và chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp.

2. Cơ hội việc làm

Sau khi hoàn thành khóa học trình độ sơ cấp nghề “Chế biến rau quả”, người học có khả năng tự tổ chức sản xuất các sản phẩm chế biến từ rau quả tại hộ hoặc trang trại gia đình; người học cũng có thể làm việc tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh có liên quan đến lĩnh vực của nghề chế biến rau quả.

 

II/ NGHỀ: CHẾ BIẾN SẢN PHẨM TỪ BỘT GẠO

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp

- Kiến thức:

+ Mô tả được sơ đồ qui trình và các bước tiến hành trong từng công đoạn sản xuất bún tươi, bánh phở, bánh đa, mỳ gạo theo phương pháp thủ công hoặc bán cơ giới;

+ Trình bày được một số chỉ tiêu chất lượng cơ bản của nguyên phụ liệu, bún tươi, bánh phở, bánh đa, mỳ gạo;

+ Lựa chọn được dụng cụ, thiết bị cơ bản dùng trong qui trình sản xuất một số sản phẩm từ bột gạo;

+ Nêu được các bước tiến hành khảo sát thị trường, giới thiệu sản phẩm, ước tính giá thành sản phẩm, tiêu thụ sản phẩm sau chế biến.

- Kỹ năng:

+ Sản xuất được sản phẩm bún tươi, bánh phở, bánh đa, mỳ gạo theo đúng qui trình kỹ thuật, đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm;

+ Chọn được nguyên phụ liệu dùng trong sản xuất đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật và an toàn thực phẩm;

+ Sử dụng được các dụng cụ, thiết bị trong qui trình sản xuất bún tươi, bánh phở, bánh đa, mỳ gạo có hiệu quả và đảm bảo an toàn lao động;

+ Tiêu thụ sản phẩm sản xuất các sản phẩm từ bột gạo đạt hiệu quả kinh tế.

- Thái độ:

+ Tuân thủ chặt chẽ các qui định về vệ sinh an toàn thực phẩm và an toàn lao động trong quá trình sản xuất;

+ Có ý thức bảo vệ môi trường, phát triển sản xuất theo hướng ổn định và bền vững.

2. Cơ hội việc làm

Sau khi hoàn thành khóa học, các học viên có khả năng tự tổ chức sản xuất bún tươi, bánh phở, bánh đa, mỳ gạo ở quy mộ hộ gia đình; hoặc có thể làm việc tại các cơ sở sản xuất, chế biến các sản phẩm từ bột gạo.

 

III/ NGHỀ: CHẾ BIẾN SẢN PHẨM TỪ THỊT GIA SÚC

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp

- Kiến thức:

+ Nêu được các tiêu chuẩn của các loại sản phẩm, tiêu chuẩn của nguyên liệu dùng trong chế biến thịt gia súc; các yêu cầu và cách bố trí đối với khu vực nhà xưởng chế biến;

+ Mô tả được sơ đồ quy trình công nghệ; các bước tiến hành trong từng công đoạn chế biến, bảo quản và kiểm tra chất lượng giò chả, nem chua, patê, thịt nguội;

+ Nhận biết được các hư hỏng xảy ra trong quá trình chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm giò chả, nem chua, patê, thịt nguội;

+ Nêu được khái niệm an toàn thực phẩm, cách xác định các mối nguy và các biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm trong chế biến các sản phẩm chế biến từ thịt gia súc;

+ Trình bày được các bước tiến hành khảo sát thị trường, giới thiệu sản phẩm, ước tính giá thành sản phẩm, mua bán và giao nhận sản phẩm khi tổ chức tiêu thụ sản phẩm chế biến từ thịt gia súc.

- Kỹ năng:

+ Thực hiện bố trí nhà xưởng; lựa chọn, vệ sinh, sử dụng các thiết bị, dụng cụ theo đúng yêu cầu, đảm bảo an toàn;

+ Lựa chọn được các nguyên liệu sản xuất giò chả, nem chua, patê, thịt nguội đúng chủng loại, và đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật;

+ Sản xuất được các sản phẩm giò chả, nem chua, patê, thịt nguội đạt yêu cầuvề chất lượng và đảm bảo an toàn thực phẩm;

+ Kiểm tra, đánh giá được các chỉ tiêu chất lượng cơ bản của giò chả, nem chua, patê, thịt nguội;

+ Xử lý được các sự cố thông thường xảy ra trong quá trình sản xuất giò chả, nem chua, patê, thịt nguội;

+ Xây dựng và thực hiện được kế hoạch tiêu thụ các sản phẩm giò chả, nem chua, patê, thịt nguội.

- Thái độ:

+ Có lòng yêu nghề, cầu tiến, tinh thần học tập tích cực vì sự phát triển của nghề trong tương lai;

+ Tuân thủ các nguyên tắc cơ bản về an toàn thực phẩm trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, có ý thức bảo vệ quyền lợi và sức khỏe người tiêu dùng;

+ Cần cù, siêng năng, cẩn thận, có tinh thần trách nhiệm cao, không ngại khó khăn, sẵn sàng giúp đỡ và chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp.

2. Cơ hội việc làm

Sau khi hoàn thành khoá học, người học có thể tự tổ chức sản xuất giò chả, nem chua, patê, thịt nguội ở quy mô hộ gia đình, nhóm hộ gia đình, hợp tác xã, trong điều kiện thủ công hoặc bán cơ giới; hoặc có thể làm việc tại các cơ sở sản xuất các sản phẩm giò chả, nem chua, patê, thịt nguội quy mô vừa và nhỏ.

 

IV/ NGHỀ: CHẾ BIỂN SẢN PHẨM TỪ ĐẬU NÀNH

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp

- Kiến thức:

+ Nêu được các tiêu chuẩn của các loại sản phẩm, tiêu chuẩn của nguyên liệu dùng trong chế biến đậu nành; các yêu cầu và cách bố trí đối với khu vực nhà xưởng chế biến;

+ Mô tả được sơ đồ quy trình công nghệ; các bước tiến hành trong từng công đoạn chế biến, bảo quản và kiểm tra chất lượng sữa đậu nành, đậu phụ, chao, tương, tàu hũ ky;

+ Nhận biết được các hư hỏng xảy ra trong quá trình chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm sữa đậu nành, đậu phụ, chao, tương, tàu hũ ky;

+ Nêu được khái niệm an toàn thực phẩm, cách xác định các mối nguy và các biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm trong chế biến các sản phẩm từ đậu nành;

+ Nêu được vai trò của hoạt động tiêu thụ sản phẩm trong sản xuất kinh doanh; Trình bày được các hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại cơ sở sản xuất kinh doanh sản phẩm từ đậu nành: khảo sát thị trường, ệiới thiệu sản phẩm, ước tính giá thành sản phẩm, tổ chức bán hàng và thu thập ý kiến khách hàng.

- Kỹ năng:

+ Thực hiện bố trí nhà xưởng; lựa chọn, vệ sinh, sử dụng các thiết bị, dụng cụ theo đúng yêu cầu, đảm bảo an toàn;

+ Lựa chọn được các loại nguyên liệu sản xuất sữa đậu nành, đậu phụ, chao, tương, tàu hũ ky đúng chủng loại, yêu cầu kỹ thuật;

+ Sản xuất được các sản phẩm sữa đậu nành, đậu phụ, chao, tương, tàu hũ ky đạt yêu cầu về chất lượng và đảm bảo an toàn thực phẩm;

+ Kiểm tra đánh giá được các chỉ tiêu chất lượng cơ bản của sữa đậu nành, đậu phụ, chao, tương, tàu hũ ky;

+ Xử lý được các sự cố thông thường xảy ra trong sản xuất sữa đậu nành, đậu phụ, chao, tương, tàu hũ ky;

+ Xây dựng và thực hiện được kế hoạch tiêu thụ sản phẩm. 

- Thái độ:

+ Có lòng yêu nghề, cầu tiến, tinh thần học tập tích cực vì sự phát triển của nghề trong tương lai;

+ Tuân thủ các nguyên tắc cơ bản về an toàn thực phẩm trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, có ý thức bảo vệ quyền lợi và sức khỏe người tiêu dùng;

+ Cần cù, siêng năng, cẩn thận, có tinh thần trách nhiệm cao, không ngại khó khăn, sẵn sàng giúp đỡ và chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp.

2. Cơ hội việc làm

Sau khóa học, người học có thể tự tổ chức sản xuất sữa đậu nành, đậu phụ, chao, tương, tàu hũ ky ở quy mô hộgia đình,nhóm hộ gia đình, hợp tác xã, trong điều kiện thủ công hoặc bán cơ giới; hoặc làm việc tại các cơ sở sản xuất các sản phẩm sữa đậu nành, đậu phụ, chao, tương, tàu hũ ky.

 

V/ NGHỀ: KỸ THUẬT GÒ HÀN NÔNG THÔN

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp:

- Kiến thức:

+ Vận dụng được kiến thức về vẽ kỹ thuật, dung sai, đo lường và vật liệu cơ khí để đảm bảo đủ cơ sở tiếp thu lý thuyết và hình thành kỹ năng nghề nghiệp;

+ Trình bày được quy trình công nghệ hàn Hàn điện hồ quang;

+ Trình bày được quy trình công nghệ gò một số chi tiết đơn giản;

+ Tổ chức được quá trình sản xuất đảm bảo công tác an toàn lao động và tổ chức sản xuất;

- Kỹ năng:

+ Vận hành thành thạo các thiết bị hàn điện hồ quang, hàn khí và gò chi tiết;

+ Sử dụng thành thạo các thiết bị hàn điện hồ quang, hàn khí và gò chi tiết;

+ Vận hành thành thạo các thiết bị dụng cụ để gò một số chi tiết đơn giản;

+ Sử dụng thành thạo các thiết bị dụng cụ để gò một số chi tiết đơn giản;

+ Phát hiện được sự cố, kiểm tra và sửa chữa được các hư hỏng đơn giản của các dụng cụ và trang thiết bị hàn điện hồ quang, hàn khí và gò;

+ Hàn thành thạo các kết cấu hàn không phức tạp ở tất cả các vị trí hàn với phương pháp hàn hồ quang tay. Mối hàn đảm bảo yêu cầu kỹ thuật;

+ Gò được một số chi tiết đơn giản đảm bảo yêu cầu;

+ Phân tích, đánh giá, kiểm tra chất lượng bề mặt mối hàn và có phương pháp phòng ngừa khuyết tật bề mặt đối với từng loại mối hàn;

+ Phát hiện và sửa chữa được một số sai hỏng trong quá trình gia công chi tiết bằng gò;

- Thái độ:

+ Yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm, có ý thức tổ chức kỷ luật;

+ Rèn luyện tính cẩn thận, tỷ mỉ, chính xác, kiên trì đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường.

2. Cơ hội việc làm:

Sau khi học xong, học sinh có khả năng làm được các công việc về gò, hàn trong các cơ quan xí nghiệp với các loại máy hàn hồ quang tay và dạng mối hàn cơ bản; gò được các chi tiết không phức tạp để đảm bảo sửa chữa và chế tạo mới được các chi tiết đơn giản của nghề gò hàn. Học sinh có thể tự mình mở xưởng gò hàn để sửa chữa chế tạo các chi tiết gia dụng liên quan tới nghề gò hàn;

 

VI/ NGHỀ: VI TÍNH VĂN PHÒNG

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp:

- Kiến thức:

+ Có kiến thức cơ bản về tin học văn phòng;

+ Có kiến thức cơ bản về cài đặt các phần mềm ứng dụng;

+ Có hiểu biết tương đối về kỹ thuật in ấn;

+ Có hiểu biết tương đối về tính năng của các thiết bị đa phương tiện;

+ Có kiến thức cơ bản về Internet và thiết kế Web.

- Kỹ năng:

+ Thực hiện thuần thục soạn thảo, xử lý và in ấn văn bản;

+ Sử dụng được các thiết bị hỗ trợ, thiết bị đa phương tiện;

+ Tìm kiếm và giao tiếp thu thập được các tài liệu trên Internet;

+ Thiết kế cơ bản các trang Web phục vụ công việc văn phòng;

+ Lắp đặt được một số mạng cục bộ cơ bản.

- Thái độ:

+ Ý thức được trách nhiệm của bản thân về lao động, tác phong, luôn vươn lên và tự hoàn thiện;

+ Có trách nhiệm, thái độ ứng xử, giải quyết vấn đề nghiệp vụ hợp lý;

+ Có sức khỏe, lòng yêu nghề, có ý thức với cộng đồng và xã hội.

2. Cơ hội việc làm:

Người làm nghề Vi tính văn phòng được bố trí làm việc tại văn phòng, các phòng chuyên môn trong các công ty, xí nghiệp, trường học, bệnh viện.

 

VII/ NGHỀ: SƠ CHẾ, BẢO QUẢN RAU CỦ QUẢ SAU THU HOẠCH

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp:

- Kiến thức:

+ Nêu được yêu cầu và cách chuẩn bị nhà xưởng; thiết bị, dụng cụ; hệ thống điện, nước; vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường để tiếp nhận, sơ chế, bảo quản rau, củ, quả;

+ Mô tả được một số phương pháp xử lý rau, củ, quả như: làm chín tiếp, xử lý tránh sẫm màu, xử lý bọc màng... và công nghệ bảo quản rau, củ, quả phổ biến: bảo quản mát, bảo quản lạnh….;

+ Mô tả được quy trình và cách tiếp nhận, xử lý, sơ chế và bảo quản rau, củ, quả đúng yêu cầu kỹ thuật;

+ Nêu được một số nguyên tắc đảm bảo an toàn thực phẩm, các mối nguy mất an toàn thực phẩm và an toàn lao động trong quá trình tiếp nhận, sơ chế, bảo quản rau, củ, quả;

+ Mô tả được các bước tiến hành khảo sát thị trường, xác định phương án tiêu thụ sản phẩm, quảng cáo sản phẩm, bán hàng, ký kết hợp đồng khi tổ chức tiêu thụ sản phẩm rau, củ, quả.

- Kỹ năng:

+ Thực hiện kiểm tra và vệ sinh nhà xưởng, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống thu gom chất thải, dụng cụ, thiết bị trong khu vực tiếp nhận, sơ chế, bảo quản rau, củ, quả;

+ Sử dụng, vận hànhvà bảo dưỡng được các dụng cụ,máy móc, thiết bị thông thường để thực hiện tiếp nhận, sơchế, bảo quản rau, củ, quả;

+ Sử dụng vật liệu, hóa chất theo đúng yêu cầu kỹ thuật, đáp ứng nhu cầu trong sơ chế, bảo quản một số loại rau, củ, quả phổ biến;

+ Thực hiện được các thao tác tiếp nhận, sơ chế, bảo quản rau, củ, quả đúng trình tự và đạt yêu cầu kỹ thuật;

+ Phát hiện kịp thời các sự cố thông thường xảy ra trong quá trình tiếp nhận, sơ chế, bảo quản rau, củ, quả và tìm được biện pháp khắc phục;

+ Thực hiện được các hoạt động tổ chức tiêu thụ sản phẩm rau, củ, quả.

- Thái độ:

+ Nhận thức được tầm quan trọng của việc sơ chế bảo quản rau, củ, quả; sau thu hoạch;

+ Có lòng yêu nghề, có ý thức cao về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn lao động trong sơ chế bảo quản thực phẩm;

+ Cần cù, siêng năng, cẩn thận, có tinh thần trách nhiệm cao, không ngại khó khăn, sẵn sàng giúp đỡ và chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp.

2. Cơ hội việc làm

Sau khi hoàn thành khóa học trình độ sơ cấp nghề,người học có khả năng tự tổ chức sản xuất kinh doanh sản phẩm rau, củ, quả hoặc tham gia làm việc tại hợp tác xã nông nghiệp, các nhà sơ chế, tàng trữ rau quả, các cơ sở kinh doanh rau củ quả, cơ sở sơ chế bảo quản rau củ quả ở quy mô vừa và nhỏ.